Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng



I. Cấu trúc của Trái Đất

Sơ đồ cấu trúc Trái Đất

II. Thạch quyển
- Thạch quyển là lớp vỏ ngoài cùng Trái Đất, được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau.
- Thạch quyển bao gồm cả vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti (độ sâu khoảng 100 km)
III. Thuyết kiến tạo mảng
1. Nội dung: Giải thích sự hình thành và phân bố các lục địa, đại dương trên bề mặt Trái Đất.
2. Cơ sở: Dựa trên thuyết lục địa trôi và sự tách giãn đáy đại dương.
3. Cơ chế dịch chuyển các mảng
- Mảng kiến tạo là những bộ phận lục địa nổi trên lục địa và dưới dáy  đại dươn. Có 7 mảng kiến tạo.
- Các mảng kiến tạo luôn chuyển động do hoạt động của dòng đối lưu vật chất quánh dẻo, nhiệt độ cao trên lớp Manti trên.
- Các dạng tiếp xúc mảng:
Tách giãn: phun trào macma tạo nên các dãy núi ngầm (vd: sống núi giữa Đại Tây Dương giữa mảng Á - Âu và Bắc Mĩ), kèm theo động đất, núi lửa.
Xô vào nhau: tạo nên các dãy núi đồ sộ (vd: dãy Himalaya giữa mảng Ấn Độ và mảng Á Âu), các vực biển, núi lửa (vd: đảo núi lửa Philippin giữa mảng Thái Bình Dương và Philippin)..
Trượt ngang: tạo nên các đứt gãy dọc theo đường tiếp xúc (vd: Đứt gãy ở California giữa mảng Bắc Mĩ và Thái Bình Dương)

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bài 15. THỦY QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG. MỘT SỐ CON SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT

Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất