Bài đăng

BÀI 16. SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN.

I/ Sóng biển - Sóng biển là một hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. - Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng là gió. - Sóng thần: là sóng thường có chiều cao khoảng 20 – 40 m truyền theo chiều ngang với tốc độ khoảng 400 – 800 km/h. Nguyên nhân gây ra sóng thần là do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển, ngoài ra còn do bão. II/ Thủy triều - Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kì của khối nước trong các biển và đại dương. - Nguyên nhân sinh ra thủy triều: do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. - Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất thẳng hàng thì dao động thủy triều là lớn nhất. Lúc đó Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng là không trăng hoặc trăng tròn. - Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất vuông góc thì dao động thủy triều là nhỏ nhất. Lúc đó Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng là trăng khuyết. III / Dòng biển - Các dòng biển nóng thường phát sinh ở hai bên bờ Xích đạo, chảy về hướng tây, gặp lục địa chuyển hướng chảy về phía cực. - ...

Bài 15. THỦY QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG. MỘT SỐ CON SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT

Hình ảnh
I/ Thủy quyển 1/ Khái niệm Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển. 2/ Tuần hoàn của nước trên Trái Đất - Vòng tuần hoàn nhỏ: nước từ biển (hoặc ao, hồ, sông, ngòi …) bốc hơi tạo thành mây và mưa, mưa rơi xuống, rồi nước lại bốc hơi… - Vòng tuần hoàn lớn: nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây được gió đưa vào sâu trong đất liền, gặp lạnh thành mưa và tuyết. Mưa rơi và tuyết tan chảy vào các dòng song, hồ và một phần thấm xuống đất thành nước từ lục địa lại chảy ra biển, rồi nước biển lại bốc hơi…. II/ Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông 1/ Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm - Ở miền khí nóng hoặc nơi có địa hình thấp của khí hậu ôn đới, nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa. - Ở miền ôn đới lạnh và miền núi cao, nguồn cung cấp cho sông ngòi là băng tuyết tan nên sông nhiều nước vào mùa xuân. - Ở v...

Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

Hình ảnh
I. Cấu trúc của Trái Đất Sơ đồ cấu trúc Trái Đất II. Thạch quyển - Thạch quyển là lớp vỏ ngoài cùng Trái Đất, được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau. - Thạch quyển bao gồm cả vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti (độ sâu khoảng 100 km) III. Thuyết kiến tạo mảng 1. Nội dung : Giải thích sự hình thành và phân bố các lục địa, đại dương trên bề mặt Trái Đất. 2. Cơ sở: Dựa trên thuyết lục địa trôi và sự tách giãn đáy đại dương. 3. Cơ chế dịch chuyển các mảng - Mảng kiến tạo là những bộ phận lục địa nổi trên lục địa và dưới dáy  đại dươn. Có 7 mảng kiến tạo. - Các mảng kiến tạo luôn chuyển động do hoạt động của dòng đối lưu vật chất quánh dẻo, nhiệt độ cao trên lớp Manti trên . - Các dạng tiếp xúc mảng: +  Tách giãn : phun trào macma tạo nên các dãy núi ngầm (vd: sống núi giữa Đại Tây Dương giữa mảng Á - Âu và Bắc Mĩ), kèm theo động đất, núi lửa. +  Xô vào nhau : tạo nên các dãy núi đồ sộ (vd: dãy Himalaya giữa mảng Ấn Độ và mản...

Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất

Hình ảnh
1. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời - Chuyển động biểu kiến là chuyển động nhìn thấy bằng mắt nhưng không có thật . - Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng Mặt Trời lên đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa (tia sáng mặt trời vuông góc với tiếp tuyến tại bề mặt đất) - Chuyển động biểu kiến hàng năm của MT :  Trong một năm, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở các địa điểm trong khu vực giữa hai chí tuyến làm cho ta có cảm giác là MT di chuyển. Nhưng trong thực tế, không phải là MT di chuyển, mà là TĐ chuyển động tịnh tiến xung quanh MT. Chuyển động không có thực đó của MT được gọi là chuyển động biểu kiến hàng năm của MT. Những nơi nào có hiện tượng MT lên thiên đỉnh ? Những nơi nào mỗi năm MT lên thiên đỉnh 1 lần? Nơi nào 2 lần? 2. Các mùa trong năm - Mùa là một phần thời gian trong năm, nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu. - Nguyên nhân sinh ra mùa : Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động t...